Dọn đường cho cao ốc đè hạ tầng nội đô?

 Ông Nguyễn Trọng Ninh - Phó Cục trưởng Quản lý nhà và Thị trường Bất động sản (Bộ Xây dựng) cho biết: việc cải tạo chung cư cũ cho thấy một số khó khăn và vướng mắc. Có một số nguyên nhân chủ yếu như: vị trí các chung cư cần cải tạo thường được xây dựng ở các trung tâm của thành phố và có vị trí thuận lợi cho giao thông đi lại. Nhưng những khu vực trung tâm thì có mật độ dân cư cao. Vì vậy cần hạn chế về mặt dân số để nhằm tránh tình trạng quá tải về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xa hội.
Dự thảo xây dựng, cải tạo lại nhà chung cư trên địa bàn cả nước vừa được bộ xây dựng ban hành. 

Trong dự thảo xây dựng có đưa ra một số giải pháp như: Sẽ không hạn chế chiều cao đối với các dự án nếu được quy hoạch tại các khu vực cho phép. Với tình hình hiện nay thì giải pháp này đi ngược lại với quy hoạch chung của thủ đô và nhận được nhiều ý kiến phản đối của các chuyên gia xây dựng.
Các cơ chế bồi thường, giải phóng mặt bằng mới chỉ là các cơ chế khuyến khích các chủ sỡ hữu căn hộ chung cư cũ được tái định cư tại vị trí cũ. Mà hiện tại vẫn chưa có một chính sách, cơ chế nào khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân di chuyển tới các dự án ngoài khu vực trung tâm cả.


Theo báo cáo của Sở Xây dựng Hà Nội thì hiện nay, Hà Nội đang có 1.155 chung cư cũ cao từ 4-6 tầng và 10 khu nhà thấp tầng từ 1-3 tầng. Phần lớn các ngôi nhà này đều đã có chủ sở hữu. Số lượng nhà chung cư cũ do sử cụng trên 40 năm và đã xuống cấp nghiêm trọng tăng lên rất nhiều.

Ngoài ra thì người dân chưa nhận thức hết được các quyền cũng như trách nhiệm của mình trong việc cải tạo chung cư cũ. Người dân hiện giờ còn chờ đợi vào sự bao cấp, đòi hỏi được đền bù vượt quá khả năng thực tế. Có nhiều trường hợp còn cho rằng, cải tạo chung cư cũ là trách nhiệm của nhà nước nên họ thiếu hợp tác trong quá trình triển khai. Hiện nay, việc cải tọa chung cư cũ được thực hiện theo phương thức xã hội hóa. Nhà đầu tư được khai thác dự án để tự cân đối về tài chính nên không chồng tầng khó hấp dẫn nhà đầu tư.

Tuy nhiên, theo Luật thủ đô Hà Nội thì việc quy hoạch khu vực 4 quạn nội thành cũ thì địa bàn đó cần giảm mật độ dân số từ 1.2 triệu xuống còn 0.8 triệu người. Do đó, dự thảo của Bộ xây dựng mới ra đang đi ngược với Luật Thủ đô.

Từ năm 1998 thì thủ tướng chính phủ đã yêu cầu giảm mật độ dân cư trong nội đô, kiểm soát nhà cao tầng. Tuy nhiên, thực tế nhiều bộ ngành ,bệnh viện, trường học mặc dù được di dời, được đầu tư hàng ngàn tỷ đồng, có trụ sở mới hiện đại song lãnh đạo các cơ sở này vẫn “kiên quyết bám trụ”.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

0 nhận xét:

Đăng nhận xét